21/03/2024

ĐHQGHN dự kiến thành lập hội đồng đạo đức trong nghiên cứu

Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của thành viên hội đồng đạo đức nghiên cứu, nghiên cứu viên, các cán bộ quản lí khoa học trong việc hỗ trợ tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu, ngày 19/03/2024, tại Hòa Lạc, ĐHQGHN phối hợp với Dự án Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER - Partnership for Higher Education Reform) tổ chức Hội thảo tập huấn về Đạo đức nghiên cứu và Liêm chính học thuật.
Mục lục (Ẩn / Hiện)

Tham dự buổi hội thảo có Phó giám đốc dự án PHER Nguyễn Thị Mai Phương; Phó Chủ tịch phụ trách Tuân thủ nghiên cứu, Đại học Indiana John R. Baumann. Về phía ĐHQGHN có Trưởng ban Khoa học Công nghệ Trần Thị Thanh Tú, Trưởng ban Hợp tác Phát triển Nguyễn Tuấn Anh,… cùng đại diện lãnh đạo trường thành viên và các cán bộ giảng viên.

Trưởng ban Khoa học Công nghệ, ĐHQGHN Trần Thị Thanh Tú phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng ban Khoa học Công nghệ Trần Thị Thanh Tú cho biết, trong suốt 3 năm triển khai Dự án PHER tại ĐHQGHN đã mang đến những chương trình, hoạt động hiệu quả, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí,nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh của ĐHQGHN, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực giảng dạy, xây dựng và phát triển hệ thống quản trị đại học, tăng cường kết nối với doanh nghiệp.

Bà cho biết, chủ đề của hội thảo bám sát 4 trụ cột của Dự án PHER gồm đổi mới quản trị đại học, nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo và thúc đẩy liên kết đại học - doanh nghiệp. Tăng cường năng lực nghiên cứu, tiềm lực khoa học không chỉ góp phần thể hiện trách nhiệm xã hội của ĐHQGHN mà còn là điều kiện quan trọng trong quá trình ĐHQGHN phát triển trở thành đại học trong nhóm 500 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2030.

 Phó giám đốc dự án PHER Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu tại hội thảo

Cũng tại hội thảo, Phó giám đốc dự án PHER Nguyễn Thị Mai Phương đã gửi lời cảm ơn tới các đại biểu đã tham gia buổi hội thảo. Hiện nay, vấn đề đạo đức nghiên cứu về con người và liêm chính học thuật vẫn là một khía cạnh mới tại Việt Nam. Trong chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ĐHQGHN đã và đang xây dựng mô hình đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, phù hợp với yêu cầu, chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc thành lập hội đồng đạo đức trong nghiên cứu tại ĐHQGHN là vô cùng cấp thiết. Bà Mai Phương cũng bày tỏ hi vọng hội thảo lần này sẽ có những trao đổi thú vị và mang lại nhiều kiến thức cần thiết cho các cán bộ tham dự chương trình.

Tại buổi tham luận, ông John R. Baumann từ Đại học Indiana đã có những chia sẻ về vai trò của các thành viên Hội đồng đạo đức nghiên cứu; tập huấn về ứng xử có trách nhiệm trong nghiên cứu, vai trò của các cán bộ quản lí khoa học trong việc hỗ trợ tuân thủ đạo đức nghiên cứu. Ông nhấn mạnh, liêm chính là nền tảng của niềm tin và sự tôn trọng trong cộng đồng học thuật và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển khoa học lành mạnh. Bài tham luận của ông đã làm sáng tỏ các nguyên tắc và quy trình bảo vệ chủ thể con người trong nghiên cứu, đặc biệt qua Chương trình Bảo vệ Nghiên cứu Con người.

TS. John R. Baumann từ Đại học Indiana

Chương trình bảo vệ Nghiên cứu Con người là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng nghiên cứu tại các trường đại học. Sứ mệnh của chương trình này là tôn trọng lợi ích của đối tượng nghiên cứu. Mỗi bài nghiên cứu luôn cần đảm bảo tính chính xác, tuân thủ đạo đức nghiên cứu và đảm bảo mang lại lợi ích cho xã hội. Người làm nghiên cứu cũng cần xác định rõ nghiên cứu là đóng góp khối kiến thức chung nhằm phát triển nhân loại.

Trong khuôn khổ cuộc hội thảo cũng đã diễn ra các hoạt động trao đổi và hỏi đáp sôi nổi giữa các chuyên gia của PHER và các giảng viên, nghiên cứu sinh của ĐHQGHN.

Dự án PHER nằm trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục đại học của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), là sáng kiến kéo dài 5 năm từ 2022 đến 2026 nhằm nâng cao năng lực để 3 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Đà Nẵng) phát triển bền vững và tự chủ hơn trong các lĩnh vực quản trị, đào tạo, nghiên cứu và kết nối với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Dự án do USAID tài trợ theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại và giao cho Đại học Indiana, Hoa Kỳ làm đơn vị thực hiện.

 

 Ngọc Ánh, Ảnh: Quốc Toản - VNU Media

Các tin khác

Các đại học AUN chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

  “Định hình khu vực của chúng ta và thế giới: Sức mạnh của các trường đại học trong phát triển bền ...

Động thổ xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Tập huấn tại ĐHQG Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Tô Lâm tới CHDCND Lào, ngày 12/7/2024, Giám đốc ĐHQGHN ...

ĐHQGHN và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng

Ngày 26/4/2024, tại Hà Tĩnh, đoàn công tác của ĐHQGHN do Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Lê Quân dẫn đầu ...

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN, CỘNG TÁC VIÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Căn cứ mục tiêu kinh doanh, nhu cầu nhân sự năm 2024 và các năm tiếp theo, Ngân hàng TMCP Quân ...

Lãnh đạo ĐHQGHN ghi sổ tang chia buồn tại Đại sứ quán Liên bang Nga

Ngày 25/3, thay mặt cán bộ, giảng viên ĐHQGHN, Phó Giám đốc Phạm Bảo Sơn đã đến Đại sứ quán Liên ...

ĐHQGHN và ĐH Quebec-Montreal: Thúc đẩy hợp tác đa phương, toàn diện trong khuôn khổ AUF

Ngày 16/2/2023, nhận lời mời của GS. Louis Baron, Quyền Hiệu trưởng ĐH Quebec-Montreal, Canada (UQAM), Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân ...

Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN được cấp bằng độc quyền sáng chế cho Thiết bị la bàn điện tử

  Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa cấp bằng độc quyền sáng chế mới cho ...