VNU ULIS và VNU UMP: Hợp tác trong đào tạo tiếng Pháp cho giảng viên, sinh viên khối ngành sức khỏe

Ngày 4/7/2024, Trường ĐH Ngoại ngữ và Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc giảng dạy tiếng Pháp cho cán bộ, giảng viên, học viên cao học và sinh viên khối ngành sức khỏe của Trường ĐH Y Dược.
Mục lục (Ẩn / Hiện)

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Nguyễn Xuân Long và Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Lê Ngọc Thành ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị

Theo đó, các khóa học được tổ chức tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp nên người học sẽ được “nhúng” mình trong môi trường Pháp ngữ, với nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú. Phần tiếng Pháp chuyên ngành Y sẽ do các thầy/cô là giảng viên/bác sĩ đã được đào tạo ở Pháp tham gia giảng dạy.

Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình tăng cường hợp tác với các đối tác Pháp của Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN trong lĩnh vực y dược và tạo thêm cơ hội phát triển cho người học; tiến tới có hệ đào tạo tiếng Pháp song hành cùng hệ tiếng Anh như hiện nay.

Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Lê Ngọc Thành đánh giá cao vai trò của tiếng Pháp đối với những ngành học liên quan đến Y Dược và hy vọng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp nói riêng và Trường ĐH Ngoại ngữ nói chung sẽ tạo điều kiện tốt nhất nhằm giúp các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên Trường ĐH Y Dược nâng cao trình độ tiếng Pháp để ứng dụng thực hành vào chuyên ngành.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Nguyễn Xuân Long cam kết sẽ xây dựng kết hợp học tập với các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Pháp, các phòng đọc mở nhằm nâng cao trình độ tiếng Pháp cho học viên. Nhà trường cũng cam kết sẽ xây dựng chương trình đào tạo tốt nhất nhằm hoàn thành mục tiêu mà thỏa thuận đã đề ra.

Theo thông báo của Trường ĐH Y Dược năm 2024, nhà trường tuyển 640 sinh viên, cho các ngành: Y khoa, Dược học, Răng - Hàm - Mặt, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học và Điều dưỡng.

Trường sử dụng 5 phương thức xét tuyển, gồm: dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT (35%), xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (35%), xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (6%). Ngoài ra, trường xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và cơ chế đặc thù của ĐHQGHN.

Sinh viên Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN thực hành

Sinh viên Trường ĐH Y Dược, ĐHQGHN thực hành trong phòng lab

Các tin khác

Mô hình ngân hàng thu nhỏ tại đại học: Giáo dục vươn tầm bước vào kỷ nguyên mới

GDVN - Từ tháng 12/2023, Trung tâm thực hành Tài chính Ngân hàng SHB-VNU do ngân hàng SHB tài trợ đã ...

TỌA ĐÀM CUỘC THI TÌM KIẾM TÀI NĂNG TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG (FUTURE BANKER) NĂM 2024: CHIA SẺ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN

“Chia sẻ kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên” là tọa đàm nằm trong hành trình của cuộc ...

Nghiên cứu sinh của ĐHQGHN tham dự Diễn đàn học thuật “Boya M-Talents”

Từ ngày 25 - 27/10/2024, 3 nghiên cứu sinh (NCS) của ĐHQGHN gồm Phan Hoàng Anh (Trường ĐH Công nghệ), Đỗ ...

GS. Klaus Schwab - người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới và khởi xướng khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 sắp thăm ĐHQGHN

Ngày 7/10/2024 tới đây, tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập ...

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, ngày 01/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ...

Giáo dục đại học các nước ASEAN: cần chuyển từ "hỗ trợ" sang "hợp tác"

Theo số liệu thống kê năm 2023 có khoảng 100.000 sinh viên Đông Nam Á đang lưu học tại Hàn Quốc, ...

Vượt ra ngoài đường chân trời: Sự phát triển toàn cầu của giáo dục đại học được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo

Ngày 30/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị Bắc Kinh, Giám đốc Lê Quân và đoàn công tác ĐHQGHN đã tham dự ...

Kinh tế biển xanh tạo động lực phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Ngày 2/8/2024 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với ĐHQGHN và các cơ quan, đơn vị liên quan ...