CHRO – Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp
Nhiều quan niệm cho rằng Giám đốc nhân sự chỉ là người thừa hành mệnh lệnh Ban Giám đốc, hay Giám đốc Nhân sự là người gây phiền toái, can thiệp vào các bộ phận khác. Trong ba chân kiềng của một hệ thống tổ chức, ngoài vốn, chiến lược – Nhân sự là một trong những nguồn lực chính. Vậy vai trò của Giám đốc Nhân sự nên được nhìn nhận chuẩn mực như thế nào?
Ở cấp độ 1, công tác nhân sự chỉ đơn thuần là xử lý các sự vụ hành chính: xếp lịch, chấm công, giải quyết tranh chấp nhỏ.
Ở cấp độ 2, Công tác nhân sự được chuyên môn hóa. Bộ phận nhân sự tham gia vào việc lên kế hoạch đào tạo, góp tiếng nói vào sự thăng tiến và sa thải nhân viên. Tuy nhiên, những nhiệm vụ đó phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược của Ban Giám đốc.
Ở cấp độ 3, Bộ phận nhân sự đóng vai trò vị trí chiến lược. Trong đó Giám đốc Nhân sự được xem như đối tác của Ban Lãnh đạo. Giám đốc Nhân sự là nhà tư vấn và vạch ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực công ty theo đơn đặt hàng từ Ban Giám đốc. Họ hoạt động độc lập và bình đẳng với Ban Giám đốc.
Giám đốc nhân sự: Một chuyên gia tâm lý – là người biết lắng nghe, thấu hiểu ý kiến các phòng ban. Khi biết được tâm tư nguyện vọng của họ thì cần truyền đạt rõ ràng mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược của công ty tới toàn bộ hệ thống.
Giám đốc nhân sự: Người truyền tin hiệu quả - không áp đặt những quy định, truyền đạt những thông điệp rõ ràng từ Ban Lãnh đạo để các thành viên vui vẻ thực thi những quy định ấy.
Giám đốc Nhân sự: Người hoạch định chiến lược – là người có khả năng cùng Ban Giám đốc đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Thậm chí Giám đốc nhân sự có thể dự đoán được xu thế phát triển của nguồn nhân lực và có kế hoạch ứng phó.
Mục tiêu chương trình:
Ở cấp độ 1, công tác nhân sự chỉ đơn thuần là xử lý các sự vụ hành chính: xếp lịch, chấm công, giải quyết tranh chấp nhỏ.
Ở cấp độ 2, Công tác nhân sự được chuyên môn hóa. Bộ phận nhân sự tham gia vào việc lên kế hoạch đào tạo, góp tiếng nói vào sự thăng tiến và sa thải nhân viên. Tuy nhiên, những nhiệm vụ đó phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược của Ban Giám đốc.
Ở cấp độ 3, Bộ phận nhân sự đóng vai trò vị trí chiến lược. Trong đó Giám đốc Nhân sự được xem như đối tác của Ban Lãnh đạo. Giám đốc Nhân sự là nhà tư vấn và vạch ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực công ty theo đơn đặt hàng từ Ban Giám đốc. Họ hoạt động độc lập và bình đẳng với Ban Giám đốc.
Giám đốc nhân sự: Một chuyên gia tâm lý – là người biết lắng nghe, thấu hiểu ý kiến các phòng ban. Khi biết được tâm tư nguyện vọng của họ thì cần truyền đạt rõ ràng mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược của công ty tới toàn bộ hệ thống.
Giám đốc nhân sự: Người truyền tin hiệu quả - không áp đặt những quy định, truyền đạt những thông điệp rõ ràng từ Ban Lãnh đạo để các thành viên vui vẻ thực thi những quy định ấy.
Giám đốc Nhân sự: Người hoạch định chiến lược – là người có khả năng cùng Ban Giám đốc đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Thậm chí Giám đốc nhân sự có thể dự đoán được xu thế phát triển của nguồn nhân lực và có kế hoạch ứng phó.
Mục tiêu chương trình:
- Hiểu được sự thay đổi về vai trò và vị thế của một Giám đốc Nhân sự ngày nay; Hiểu được xu hướng mới trong ngành quản trị nhân sự của Việt Nam và thế giới;
- Nắm được tư duy và kiến thức cốt lõi mà một CHRO trong thời đại ngày nay cần có như: Tổ chức và hoạt động của bộ phận nhân sự; Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực; Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực; Quy trình tuyển dụng, bổ dụng, thôi dụng; Hiểu biết về pháp luật lao động hiện hành; Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách chế độ; Và tất cả các lĩnh vực khác liên quan đến nguồn nhân lực của công ty.